Đây là một câu chuyện có thật mà mình đã chứng kiến tại một buổi thực tế trong bệnh viện nhi đồng 2_quân 1. Do ko nghĩ được tên nào khác nên đặt đại tên này, hay dở thì bà con thông cảm ha!!! Đó là một buổi sáng tháng 5, khi tôi chứng kiến khung cảnh khám ca bệnh này. Có một cháu bé được 2 người đưa vào khám. Sau một hồi bác sĩ thăm khám hỏi mẹ của bé về các vấn đề sơ bộ để chuẩn đoán như: mấy tuổi, nói được những từ nào? thích chơi cái gì?... Sau đó là một câu hỏi để nhận xét cảm xúc của bé : Bác sĩ hỏi: Thế ba bé đi làm về thì bé có mừng không? Mẹ bé: Không! Vì bé rất sợ ba. Ba thường xuyên đi làm xa, thi thoảng mới về nhà. Về nhà ba lại hay đánh cháu nên cháu rất sợ ba. Bác sĩ phản ứng ngay: Dạy con nít là dạy bằng con mắt chứ ko phải dạy bằng cái lỗ tai. Đã đi làm xa, ko có thời gian chơi với con mà lại còn đánh con. Đó là cách dạy phản tác dụng giáo dục nhất. Mẹ bé: Ba bé thường xử dụng roi vọt nhưng là để dạy cháu.(có ý bênh chồng) Bác sĩ nhắc lại câu nói trước và thêm: Chị về nói với anh ta, nếu ở nước ngoài là anh ta bị bỏ tù rồi đó. Người đàn ông đi cùng ngồi ở góc phòng vẫn chăm chú nghe câu chuyện, ko có phản ứng gì xen vào giữa câu chuyện của 2 người. Rồi quay sang người đàn ông đi cùng 2 mẹ con của bênh nhân bác sĩ hỏi: Đây là ông ngoại hay ông nội bé?? Mẹ bé ạ, đó là ba của bé.